Quản đốc xưởng 45 tuổi có 1 con mắc bệnh gút nên làm gì khi bị gút

14:24
Vào giai đoạn gút cấp tính, cơ thể người bệnh thường bị sưng phồng ở một số cơ quan, đó là hiện tượng phù nề. Vậy làm thế nào để giảm và chữa trị hiện tượng phù nề này. Hãy đón đọc qua bài viết dưới đây.

Những phương pháp giúp giảm phù nề và điều trị phù nề do bệnh gút hiệu quả

Cách giảm sưng và phù nề do bệnh gút
Để cho đôi chân của bạn được nghỉ ngơi
Nếu bị phù chân, bạn nên nằm nhiều hơn bởi vì ngồi có thể dẫn đến thắt mạch máu xung quanh eo và đầu gối của bạn.
Sử dụng khăn/gạc lạnh
Bạn có thể sử dụng khăn hoặc gạc lạnh đắp lên vùng da bị phù để làm giảm sưng một cách tạm thời, các khăn/gạc lạnh sẽ giúp làm co mạch máu và giúp lưu lượng máu được lưu thông trở lại. Tuy nhiên, không nên để gạc lạnh trên chân quá 10 phút mỗi lần.
Vận động
Khi tình trạng sưng đau đã thuyên giảm, bạn hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng để tác động lên bàn chân, mắt cá chân bằng cách đặt gót chân, nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân hoặc sử dụng một chiếc khăn lót xuống bàn chân để dễ dàng trượt đi trượt lại trên sàn nhà. Điều này giúp cho khu vực bị sưng phù được lưu thông khí huyết, giảm sưng.
Kê cao chân
Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân.
Kê cao chân là cách giảm phù nề do bệnh gút hiệu quả
Xoa bóp
Bạn cần phải xoa bóp các vị trí bị phù nề để giải phóng các chất lỏng tích tụ trong các mô da và tế bào của bạn, điều này sẽ thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.